Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền, vì cây Đinh Lăng thuộc họ với nhân sâm nên nó có những tính chất của nhân sâm.
Rễ cây Đinh Lăng có tính mát, vị ngọt, hơi đắng: có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch, giảm mệt mỏi, tăng khả năng lao động và làm việc, giúp cơ thể ăn ngon, ngủ yên và lên cân.
– Lá cây Đinh Lăng cũng có tính mát, ngược lại vị thì đắng
Có tác dụng giải độc khi bị ngộ độc thức ăn, giảm dị ứng, ngoài ra còn chữa ho ra máu, kiết lị… Vậy cụ thể cây đinh lăng trị bệnh gì?
– Cây Đinh Lăng giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bị dị ứng
Chuẩn bị khoảng 150 – 200g lá đinh lăng tươi, 200ml nước. Nấu sôi nước rồi cho lá đinh lăng vào, đợi sôi lại rồi mở nắp, đảo đều lá đinh lăng.
Đợi sôi được 5 – 7 phút thì chắt lấy nước uống. Sau đó đổ tiếp thêm 200ml nước vào phần lá đinh lăng lúc nãy, nấu sôi lại nước thứ hai. Làm tương tự như lần thứ nhất.
– Cây Đinh Lăng chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Lấy rễ cây Đinh lăng đem sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Rễ cây đinh lăng đem thái nhỏ, phơi ở chỗ râm mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm của dược liệu và bảo đảm hoạt chất của rễ.
– Cây Đinh lăng giúp bồi bổ cho sản phụ
Phụ nữ sau khi sinh cơ thể còn yếu nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt hoặc cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Cần chuẩn bị lá đinh lăng tươi 200g, đem rửa sạch để ráo.
Khi nấu canh thịt, bỏ lá đinh lăng vào cuối cùng nấu sôi cho đinh lăng vừa chín tới, rồi ăn nóng, không nên để sôi lâu sẽ bị mất chất.
– Cây Đinh lăng còn giúp thông tia sữa, căng vú
Khi phụ nữ mới sinh con xong mà bị mất sữa có thể dùng bài thuốc sau: Chuẩn bị 40g rễ đinh lăng, 3 lát gừng tươi, 500ml nước. Đem đun sôi hỗn hợp rồi sắc còn 250ml nước. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày, uống khi nước còn nóng.
– Cây Đinh lăng phòng bệnh co giật ở trẻ em
Đem phơi khô lá non và lá già của cây đinh lăng rồi lót vào gối, hoặc trải lên giường để trẻ nằm lên. Gối đinh lăng có tác dụng giúp cho bé ngủ không bị giật mình, làm giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, không toát mồ hôi đầu.
Cây đinh lăng được coi là “nhân sâm của người nghèo”, không chỉ được sử dụng làm rau sống mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe
– Cây đinh lăng cũng là vị thuốc chữa bệnh ho lâu ngày
Chuẩn bị rễ cây đinh lăng, rễ cây dâu, nghệ vàng, bách bộ, đậu săn, rau tần dày lá mỗi món 8g, gừng khô 4g, củ xương bồ 6g và 600ml nước. Sắc hỗn hợp trên sao cho còn 250ml. Chia làm 2 lần uống hết trong 1 ngày và cũng uống lúc nước còn nóng.
– Cây đinh lăng chữa bệnh thiếu máu
Chuẩn bị mỗi vị sau 100g rễ đinh lăng, hoàng tinh, hà thủ ô, thục địa và 20g tam thất. Đem hỗn hợp trên tán bột. Mỗi ngày sắc uống 100g bột hỗn hợp trên.
– Cây đinh lăng giúp làm lành vết thương, chữa sưng đau cơ khớp
Lấy lá đinh lăng giã nhuyễn rồi đắp lên chỗ sưng đau, vết thương. Hoặc có thể nhai lá đinh lăng rồi đắp vào vết thương hở bị chảy máu (tay hoặc chân) rồi lấy mảnh vải buộc lại có tác dụng cầm máu.
– Cây đinh lăng chữa bệnh gout (gút), tê khớp, đau lưng mỏi gối
Chuẩn bị 20 -30g thân cành cây đinh lăng, có thể kèm theo các vị như rễ cây xấu hổ, cam thảo dây, cúc tần. Đem sắc lấy nước uống, chia uống nhiều lần trong ngày.
– Cây đinh lăng chữa phong thấp, tê nhức tay chân
Chuẩn bị như trên và 600ml nước, sắc lại còn 300ml, chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
– Cây đinh lăng chữa nhức đầu, đau tức ngực, sốt lâu ngày
Lấy 30g rễ, cành tươi cây đinh lăng, 10g lá hoặc vỏ chanh, 10g vỏ quýt, 20g sài hồ (rễ, lá, cành), 20g lá tre tươi, 30g cam thảo đất hoặc cam thảo dây, 30g rau má tươi, 20g chua me đất. Đem cắt nhỏ mỗi vị, đổ nước ngập, ấn chặt, sắc đặc lấy 250ml nước, mỗi ngày chia làm 3 lần uống.
– Cây đinh lăng chữa liệt dương
Chuẩn bị rễ đinh lăng, cám nếp, hoàng tinh, hoài sơn, kỷ tử, ý dĩ, hà thủ ô, long nhãn, mỗi vị 12g; cao ban long, trâu cổ mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Đem hỗn hợp trên sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
– Thải độc cho người ốm dậy, phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm.
Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200 g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
– Chữa mất ngủ
Chữa mất ngủ từ đinh lăng là một phương pháp được lưu truyền trong dân gian từ cả ngàn đời nay. Nếu bị chứng mất ngủ kéo dài, tinh thần uể oải và thiếu tập trung, hãy dùng 24g lá đinh lăng, 20g Tang Diệp, 20g lá Vông, 12g tâm sen, 16g Liên Nhục. Sau đó đổ vào 400ml nước và sắc lấy 150ml. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn còn có thể sao vàng hạ thổ lá đinh lăng để làm gối, cách này sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu hơn và khi thức dậy tinh thần luôn sảng khoái.
– Chữa ho lâu ngày
Lá đinh lăng có công dụng trị ho rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Với những trường hợp bị ho nặng chỉ cần uống đến ngày thứ 3 thì các triệu chứng đã giảm đi rất nhiều. Bệnh nhân kiên trì uống nước lá đinh lăng đến khi khỏi bệnh thì dừng lại.
Cách dùng như sau: Lá đinh lăng rửa sạch dưới vòi nước, thái nhỏ, phơi khô và sao vàng. Mỗi ngày dùng từ 10-12g đun nhỏ lửa uống thay nước hàng ngày.
– Làm trắng da
Hiện nay, có rất nhiều mẹo làm trắng da, trong đó đinh lăng được đánh giá là cho kết quả cao và khá an toàn. Với mẹo làm trắng da này thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy nước lá đã đun sôi tắm như bình thường.
Nếu nhà có bồn tắm, bạn nên đổ nước lá này vào bồn và ngâm mình trong nước lá khoảng 20-30 phút cho tinh chất ngấm sâu vào da cắt đứt tế bào hắc tố gây thâm, tái tạo collagen làm trắng da nhanh chóng.
– Trị mụn
Lá đinh lăng tươi rửa sạch, giã thật nhuyễn, cho thêm vài hạt muối, sau đó đắp lên chỗ có mụn, chờ đến khi thấy lá khô lại thì rửa sạch bằng nước. Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối và kiên trì trong vòng 2, làn da của bạn sẽ được phục hồi đáng kể.
Trên đây là một số tác dụng của cây đinh lăng mà mọi người cần biết để giúp cho người thân cũng như bản thân mình được khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, cây đinh lăng còn rất tốt cho não bộ, hoạt huyết dưỡng não, giúp ngủ ngon ăn ngon, có lợi cho người làm việc nhiều bằng trí óc, tăng cường trí nhớ.
Hỗ trợ cho các chứng bệnh như rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, mất ngủ, mất khả năng tập trung. Đinh lăng cũng hỗ trợ các chứng bệnh về thận hay sỏi thận, lợi tiểu và các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.