Nước uống thảo dược Trường Sinh với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, giúp giải độc mát gan, phát triển thể lực và nâng cao sức sáng tạo cho trẻ nhỏ.
Trường Sinh tận dụng được các nguyên liệu thảo dược có sẵn trên mảnh đất Tây Nguyên kết hợp với công nghệ hiện tại GMP đã nghiên cứu cho ra đời các dòng nước uống thảo dược hoàn toàn từ dược liệu
Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, tác dụng của atiso còn có thể kể đến như làm thuốc thông tiểu, thông mật, chữa các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương…
Thảo dược này thường được dùng để kích thích sự tiết dịch của gan và giúp giảm các triệu chứng sau khi say xỉn như ợ nóng, xây xẩm…
Không chỉ được dùng cho các bệnh về gan, tác dụng của atiso còn mở rộng sang phòng chống xơ vữa động mạch và chống tăng mỡ trong máu hoặc trị chứng khó tiêu.
Lá atiso vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài ra, loài cây này còn được dùng để nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ em.
Hoa hay bông atiso có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, giúp tăng sự thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa và trị chứng khó tiêu ở dạ dày. Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, còn phần lớn carbonhydate là inulin.
Nhìn chung, công dụng của atiso đối với sức khỏe rất đa dạng, bao gồm điều trị:
Trong Đông y, loài cây này được xem như là một trong những loại dược liệu quý giá. Cây bông dừa cạn có tính mát, vị hơi đắng. Trong y học hiện đại, các nhà nghiên cứu tìm thấy bên trong dừa cạn có chứa các hoạt chất rất có lợi cho cơ thể. Sau đây là một số công dụng của cây dừa cạn mà ta cần biết:
Cây rau dừa cạn có thể hỗ trợ và điều trị được rất nhiều bệnh lý khác nhau như: tăng huyết áp, mất ngủ, ung thư,… Sau đây là một số bệnh lý mà ta có thể áp dụng cây bông dừa để có thể hỗ trợ điều trị.
Hồng sâm với tên gọi tiếng anh là Reg Ginseng, đây là một dược liệu quý được chế biến từ củ nhân sâm tươi. Sau khi nhân sâm được thu hoạch và lựa chọn những củ nhân sâm tốt nhất (Thường trên 6 năm), sẽ đem sấy ở nhiệt độ cao đến khi nhân sâm khô lại, còn tươi khoảng 14% là đạt yêu cầu. Hồng sâm khi hoàn thiện, sẽ có màu đỏ hoặc màu vàng nâu sẫm, có vị ngọt, hơi ngăm ngăm đắng và mùi thơm.
Hồng sâm được bắt nguồn từ Hàn Quốc, tuy là loại dược liệu quý nhưng hiện nay rất nhiều quốc gia đều bán dược liệu này như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản,…. Nhưng theo các chuyên gia đánh giá, thì hồng sâm Hàn Quốc được xem là chất lượng nhất. Bởi ở đất nước này mới có đủ điều kiện khí hậu, môi trường thuận lợi cho nhân sâm phát triển một cách tốt nhất, tạo ra hàm lượng dinh dưỡng vượt trội. Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc thì người ta mới tìm ra được những củ nhân sâm trên 6 năm tuổi đến tạo thành hồng sâm. Chính vì lẽ đó mà hồng sâm luôn được xem là “quốc bảo” của đất nước này.
Trong hồng sâm có chứa rất nhiều thành phần có lợi đối với sức khỏe, đặc biệt là: Chất Saponin, chất Polyacetylene, chất Acidic Polysaccharide, PD/PT Ratio, Rg3, Rg5, Rg2, RK1,…. Tuy nhiên, điều mà khiến hồng sâm càng quý hơn, đó chính là trong quá trình chế biến nhân sâm tươi thành hồng sâm, chúng sẽ tự động sản sinh ra một hoạt chất có tên là Ginsenoside – Chất này có tác dụng ngăn ngừa và chống lại các dấu hiệu lão hóa. Đồng thời còn đẩy lùi sự hình thành các tế bào ung thư mới và ngăn chặn ung thư di căn. Vì thế mà hồng sâm được đánh gia cao hơn trong việc bồi bổ sức khỏe, so với nhân sâm tươi.
Nếu nhắc tới lợi ích của hồng sâm với sức khỏe nam giới, thì khả năng cải thiện sinh lý là yếu tố hàng đầu. Và cũng có rất nhiều chứng minh cho thấy, những người sử dụng hồng sâm thường xuyên, có đời sống tình dục, cũng như khả năng tình dục cao hơn nhiều so với người không sử dụng hồng sâm. Để lý giải điều này, có lẽ là do quá trình gia tăng Nitric Oxide trong cơ thể khi ăn hồng sâm, dẫn tới việc tăng cường sản sinh ra Hormone sinh dục nam giới Testosterone. Điều đó giúp tăng ham muốn, khoái cảm và thêm nữa, nó còn giúp tăng kích thước “cậu nhỏ” nữa nhé.
Ngoài ra, có thể bạn chưa biết? Hồng sâm còn giúp cải thiện sức khỏe cho tinh binh, giúp gia tăng số lượng, cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng. Việc này giúp tăng khả năng thụ thai thành công, giảm tỷ lệ bị vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.
Cũng chính bởi những lý do đó, mà hồng sâm thường được khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng như:
Được biết đến là loại dược liệu quý, với rất nhiều công dụng tuyệt vời. Bên cạnh việc cải thiện và nâng cao khả năng tình dục, chức năng sinh lý, thì hồng sâm còn một số công dụng như:
Cây hoàn ngọc còn có tên gọi là cây xuân hoa, cây con khỉ, cây lan điền, cây nhật nguyệt… Thực chất từ lâu lắm rồi, các cụ ta thường gọi hoàn ngọc là cây con khỉ tuy nhiên có một câu chuyện được lưu truyền rằng: Có một chú bé khi đang chơi đùa với bạn bè thì không may bị bạn đá vào chỗ nhạy cảm, hòn “ngọc hành” bị chạy đâu mất. Sau đó, nhờ bài thuốc từ cây con khỉ mà hòn “ngọc hành” của cậu bé đã trở về vị trí cũ. Từ đó mà cây con khỉ được gọi là cây Hoàn Ngọc đến bây giờ.
Hoàn ngọc có khá nhiều loại khác nhau nhưng hai loại được dùng nhiều nhất là hoàn ngọc đỏ và hoàn ngọc trắng. Cả hai loại đều có giá trị dùng làm thuốc chữa bệnh.
Cây Hoàn Ngọc là cây thuốc quý được nhiều người tin dùng để hỗ trợ điều trị bệnh
Tất cả các bộ phận của hoàn ngọc đều có thể sử dụng làm thuốc như rễ, thân, cành, lá… nhưng dân gian phần lớn là dùng lá cây nhiều hơn, có thể dùng lá tươi hoặc sấy khô.
Năm 2006 trường Đại học Cần Thơ, Đại học Nông nghiệp và công nghệ Tokyo kết hợp với Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản đã công bố về tác dụng phòng chống 25 loại bệnh của lá hoàn ngọc.
Vậy những tác dụng chữa bệnh cụ thể của cây hoàn ngọc là gì?
Một trong những hoạt chất chính trong cây hoàn ngọc là axit pomolic. Trong khi các nhà khoa học đang đau đầu về cơ chế kháng lại các tác nhân phá hủy tế bào ung thư nhờ vào loại protein Bcl -2 hoặc Bcl- xl. Do vậy, mà việc điều trị ung thư khó đạt được kết quả mong muốn.
Nhưng chính axit pomolic có trong cây hoàn ngọc lại có thể hóa giải được MDR (khối u kháng các thuốc điều trị). Các axit pomolic tác động lên tế bào ung thư theo cơ chế áp đảo các protein Bcl-2 hoặc Bcl-xl từ đó làm suy yếu khả năng kháng thuốc của tế bào ung thư.
Bên cạnh axit pomolic, trong cây hoàn ngọc còn chứa hàm lượng cao lupeol. Đây cũng là hoạt chất được đánh giá cao, có tiềm năng lớn trong điều trị ung thư tuyến tụy.
Các nhà khoa học thuộc khoa Y, Đại học Hồng Kông đã tiến hành nghiên cứu và cho kết quả, lupeol làm giảm số lượng tế bào ung thư cổ và đầu trong thí nghiệm, đồng thời phong tỏa quá trình trao đổi chất xung quanh khối u, từ đó ngăn ngừa khả năng di căn mà vẫn không gây độc với các tế bào lành lân cận.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu tác dụng của cây hoàn ngọc trong điều trị bệnh tiểu đường được đăng trên các Tạp chí y khoa nước ngoài.
Các nghiên cứu đều cho kết quả, cây hoàn ngọc có tác dụng giúp ổn định và tăng cường hoạt động của hormone insulin trong máu, điều hòa đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người bình thường.
Năm 2011, nghiên cứu invitro và invivo được thực hiện trên chuột của P.Khonsung và cộng sự cho thấy, dịch chiết từ lá cây hoàn ngọc có tác dụng hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim hiệu quả. Sau đó, kết quả này cũng được công bố trên Tạp chí quốc tế The Journal of Natural Medicines – một tạp chí nổi tiếng trên thế giới về dược liệu.
Các thầy lang xưa thường lấy một nắm lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch rồi xay chung với một bát nước lọc và cho bệnh nhân uống. Người bệnh sẽ được uống làm 3 lần trong ngày.
Uống liên tục trong vòng 1 tháng các bệnh về tuyến tiền liệt và u xơ phổi sẽ có tiến triển khá hơn.
Betulin trong cây hoàn ngọc là một trong những hoạt chất có tác dụng thải độc tốt cho gan. Đã có nhiều nghiên về tác dụng này của betulin được công bố trên các tạp chí y khoa.
Sự kết hợp của 3 hoạt chất betulin, lupeol, và axit pomolic trong cây hoàn ngọc đã làm nên điều kỳ diệu của nó trong chữa các bệnh lý về gan.
Các thầy thuốc đông y thường dùng lá cây hoàn ngọc khô hoặc tươi để điều trị các bệnh về gan.
Với lá tươi có thể lấy khoảng 10 lá, rửa sạch rồi nhai kỹ, hoặc ăn sống khi bụng đói mỗi ngày 3 lần. Còn với lá khô thì nên nghiền thành bột rồi hòa với bột tam thất theo tỷ lệ 1:1 . Mỗi lần người bệnh uống 1 muỗng cà phê của hỗn hợp đó hòa với nước ấm. Uống với liều 3 lần/ ngày.
Cây hoàn ngọc có thể chữa được các bệnh lý đường tiêu hóa như đau bụng đầy hơi, chướng bụng, tá bón hoặc tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… Người bệnh có thể hái khoảng 7 -9 lá tươi cây hoàn ngọc, rửa sạch, và ăn sống. Ngày dùng 4 lần thì khoảng 3 ngày bệnh sẽ khỏi.
Cây Hoàn Ngọc được dùng làm thảo dược giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Hoàn ngọc chứa hàm lượng đáng kể các sterol, flavonoid, carotenoid, acid hữu cơ và đường khử. Do vậy, mà hoàn ngọc có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, làm lành vết thương và có thể tiêu mủ, làm tan sẹo lồi.
Người bệnh có thể lấy lá tươi của cây hoàn ngọc đem rửa sạch, giã nát với một ít muối trắng, sau đó dùng hỗn hợp đắp lên vết lở loét. Hiệu quả sẽ thấy sau vài ngày kiên trì sử dụng.
Ngoài những bệnh lý mạn tính trên cây hoàn ngọc còn có tác dụng trị các bệnh khác như viêm đại tràng, đái buốt, đái rắt, cầm máu, xuất huyết đường tiêu hóa, ho ra máu, viêm loét dạ dày tá tràng, cảm cúm, sốt cao, giúp bình phục sức khỏe, chữa viêm thận, viêm đường tiết niệu,chữa đau mắt đỏ…
Với những tác dụng tuyệt vời như vậy, ngày nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm từ chiết xuất cây hoàn ngọc để phục vụ việc phòng và điều trị bệnh khá hiệu quả.
La hán quả còn có tên gọi là monkfruit hoặc La han guo có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Thái Lan, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 13 và được sử dụng khá phổ biến ở Trung Quốc để làm đồ uống giải nhiệt vô cùng hiệu quả.
La hán quả dần được phát triển và lan rộng trên thế giới, vào thế kỷ 20 bắt đầu du nhập vào Hoa Kỳ, được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon và lợi ích mà loại quả này đem lại.
La hán quả là một loại cây thân thảo, có chiều dài trung bình từ 3 - 5m dạng dây leo qua các cây khác hoặc hàng rào hay bất cứ thứ gì có thể bám vào.
Lá có hình tim hẹp dài khoảng 10 - 20cm. Quả có hình tròn đường kính khoảng 5 - 7cm có lớp vỏ căng cứng, phủ một lớp lông mịn có màu vàng nâu hoặc xanh nâu. Bên trong quả có cùi, đây là phần bạn có thể ăn được, còn vỏ có thể dùng để pha trà.
Quả la hán có vị ngọt dùng để làm thức uống giúp thanh nhiệt cơ thể và đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng vô cùng tốt.
Vị ngọt của quả la hán được tạo thành nhờ vào mogrosides, đây là hợp chất tạo nên vị ngọt tự nhiên và không làm tăng lượng đường trong máu vì vậy người đang điều trị tiểu đường vẫn có thể sử dụng.
Tuy nhiên, những thực phẩm và đồ uống từ loại quả này có bổ sung thêm đường và các thành phần khác sẽ làm tăng lượng carb và calo, đối với những bệnh nhân đang điều trị tiểu đường cần xem xét kỹ thành phần trước khi sử dụng nhé.
Trong la hán quả không chứa calo, carbs hoặc chất béo vì vậy có thể sử dụng để hỗ trợ giảm cân hiệu quả cho những ai mong muốn một thân hình đẹp và vòng eo, đùi thon gọn.
Bạn có thể sử dụng vị ngọt tự nhiên của la hán quả thay thế cho đường mình dùng hàng ngày.
Theo một nghiên cứu vào năm 2011, người ta sử dụng quả la hán làm thức uống và có thể giúp làm giảm những cơn đau họng, giảm đờm.
Chất mogrosides có trong la hán quả có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, kiểm soát ổn định lượng đường trong máu vô cùng hiệu quả.
Như đã nói ở trên, vị ngọt tự nhiên của la hán quả là nhờ vào mogroside, đây cũng là một trong những chất chống oxy hóa trong cơ thể. Giúp làm giảm lượng cholesterol LDL (xấu), giúp ngăn ngừa những tổn thương của tế bào do các gốc tự do gây ra.
Những hợp chất có trong la hán quả giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, giảm nguy cơ mắc phải những căn bệnh mãn tính như: bệnh tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch,...
Trong la hán quả có chứa hàm lượng vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ vào việc kích thích các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể tránh nhiễm trùng.
Trong hạt la hán quả có nhiều hợp chất được chứng minh là có thể ngăn chặn các tế bào mast gây dị ứng, giảm histamine giúp ngăn ngừa dị ứng trong cơ thể và đóng vai trò nhỏ trong việc giảm các cơn hen suyễn.
Sa kê là vị thuốc khá công dụng trong dân gian trị nhiều bệnh về răng miệng, sát khuẩn, đái tháo đường, tăng huyết áp… Bộ phận có thể dùng trong y học gồm: rễ, lá, vỏ và nhựa cây. Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ có tác dụng sát khuẩn; lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu. Ở một số nước, rễ sa kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da; vỏ cây sa kê dùng trị ghẻ; nhựa cây sa kê được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ; còn lá sa kê tươi được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Ở nước ta, dân gian dùng lá sa kê chữa phù thũng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống.
Cây và trái sa kê.
Dưới đây là 10 lợi ích cho sức khoẻ của trái cây sa kê mà ít người biết đến:
1. Khuyến khích tăng trưởng tế bào mới
Các chất chống oxy hóa trong sa kê cung cấp một lá chắn hiệu quả chống lại các tia mặt trời và nắng. Nó cũng khuyến khích sự tăng trưởng của tế bào mới làm cho da bị tổn thương sẽ mịn màng và trẻ trung trở lại.
2. Sức khỏe tim mạch
Sa kê là một nguồn tuyệt vời của kali - một loại dinh dưỡng hữu dụng cho trái tim của bạn. Vi chất này làm giảm huyết áp trong cơ thể và điều hòa nhịp tim bằng cách giảm thiểu các tác động của natri. Chất xơ có trong thịt quả sa kê giúp giảm cholesterol bằng cách ngăn chặn sự hấp thu ở ruột. Nó làm giảm cholesterol xấu (LDL), đồng thời nâng cao cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Nó làm giảm triglyceride - là một trong những nguyên nhân chính của bệnh tim mạch.
3. Chống nhiễm trùng
Sa kê có chứa một lượng chất chống oxy hóa tốt, giúp cơ thể phát triển sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Nó cũng dọn sạch các gốc tự do có hại ra khỏi cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến lão hóa và các bệnh liên quan đến tuổi khác.
4. Nguồn cung cấp năng lượng
Một chén sa kê cung cấp 60gam carbohydrate, là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Nó rất có lợi cho các vận động viên và người thường xuyên vận động.
5. Ngăn chặn quá trình viêm da
Chiết xuất sa kê tươi có thể giúp giảm viêm không mong muốn. Nó ức chế hoạt động của các enzym gây viêm và ngăn cản sự sản xuất quá mức oxit nitric, do đó ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
6. Sản sinh collagen
Uống nước trái cây sa kê giúp sáng da và làm săn chắc da. Số lượng lớn vitamin C trong sa kê giúp thúc đẩy sản xuất collagen - một protein cung cấp tính đàn hồi cho da.
7. Điều trị các bệnh về da
Tro của lá sa kê vô cùng hữu ích để trị bệnh nhiễm trùng da. Mủ của cây sa kê được bôi trên bề mặt da bị ảnh hưởng bởi các bệnh ngoài da như eczema, bệnh vẩy nến và viêm da.
8. Nuôi dưỡng tóc
Sa kê chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của tóc. Vitamin C trong sa kê tạo điều kiện cho sự hấp thu khoáng chất và cung cấp dinh dưỡng cho tóc. Sa kê là một nguồn cung cấp tốt axit omega-3 và omega-6 làm giảm gãy, rụng tóc. Các axit béo có trong sa kê điều chỉnh việc sản xuất bã nhờn ở da đầu, giảm gàu và ngứa. Nó cũng ức chế viêm da đầu và tế bào chết, ngăn ngừa rụng tóc.
9. Bệnh tiểu đường
Chất xơ trong sa kê ức chế sự hấp thu glucose từ thực phẩm chúng ta ăn, do đó kiểm soát bệnh tiểu đường. Nó có chứa các hợp chất cần thiết giúp tuyến tụy sản xuất insulin trong cơ thể.
10. Tốt cho hệ tiêu hóa
Chất xơ trong sa kê xả các độc tố ra khỏi ruột, giúp hoạt động tốt nhu động ruột và hệ tiêu hóa. Nó ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa liên quan như chứng ợ nóng, ợ chua, loét và viêm dạ dày, loại bỏ các hợp chất độc hại trong ruột. Sa kê còn bảo vệ màng nhầy của ruột kết giúp tránh được các hóa chất gây ung thư từ đại tràng.
Loại sâm quý này được trước đây được rất nhiều đồng bào dân tộc ở khu vực trung trung bộ , nhất là dân tộc Xê Đăng dùng như 1 loại củ rừng để chữa bệnh. Họ gọi sâm ngọc linh là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu để chữa nhiều loại bệnh theo các bài thuốc cổ truyền nơi đây. Chính vì những tác dụng rất lớn của nó mà Sâm Ngọc Linh được lưu truyền rộng rãi và dược ngành dược khu Trung Trung Bộ tìm ra.
Năm 1973, khu Y tế Trung Trung Bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân là thành viên, đi khảo sát và điều tra thông tin về cây sâm Ngọc Linh theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum. Khi đoàn cán bộ lên tỉnh Kon Tum, Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp cho đoàn, dẫn đường lên núi Ngọc Linh. Sau nhiều ngày vượt suối băng rừng, đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 03 năm 1973, ở độ cao 1.800 mét so với mặt biển, cả đoàn đã phát hiện ra hai cây sâm đầu tiên. Đây là phát hiện lớn của ngành y tế nước nhà.
Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của bộ y tế Việt Nam cho biết, đây là loại sâm thứ 20 được phát hiện trên thế giới. Phần thân, rễ của Sâm ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi đó – sâm Triều Tiên chỉ có khoảng 25 saponin các loại
Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại.Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.
Theo các kết quả nghiên cứu còn cho thấy, sâm ngọc linh còn có tác dụng giúp tăng lực, phục hồi suy giảm chức năng, giúp cơ thể trở lại bình thường, kháng lại các loại độc tố gây hại cho tế bào, giúp tăng tế bào mới và kép dài sự sống của tế bào cũ. Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu hàn lâm khoa học và công nghệ trên thế giới còn chứng minh được: Sâm Ngọc Linh là loại thảo dược vô cùng quý hiếm, nó còn cao hơn cả sâm Triều Tiên, Sâm Trung Quốc. Đặc biệt nó còn có các tính năng như: kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống oxi hóa.
Với kích thước khá nhỏ so với sâm Hàn Quốc, trọng lượng trung bình của thân rễ sâm Ngọc Linh chỉ 5,26g. Chỉ có 7,39% cây có trọng lượng thân đạt trên 25g, còn những cây có 10 sẹo trở lên với tuổi đời khoảng 8 năm chiếm 36,9%. Đặc biệt, trong đợt khảo sát tại vùng núi Ngọc Linh, còn phát hiện được 1 cây mà trên thân rẽ có tới 52 sẹo, ước tính khoảng trên 50 năm tuổi với đường kính khoảng 1,2cm và 1 cây khoảng 82 năm có củ và thân rễ dài hơn nửa mét.
Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, Sâm Ngọc Linh có rất nhiều tác dụng như:
– Không gây bất kỳ tác dụng phụ hay hại cho cơ thể khi sử dụng liên tục và lâu dài
– Sâm Ngọc Linh có thể dùng cho mọi lứa tuổi từ người già cho đến trẻ sơ sinh với lượng 50mg -200mg/1kg thể trọng
Đương quy hay được gọi là tần quy, vân quy, cái tên quen thuộc hơn là nhân sâm nữ. Nó thuộc họ thân thảo sống nhiều năm cao khoảng 40-80cm. Rễ của cây đương quy rất phát triển. Thân cây hình trụ, lá mọc so le, có cuống dài 3-12cm. Hoa mọc thành cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ không đều, hoa nhỏ có màu trắng xanh. Quả dẹp có rìa màu tím. Vào tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm thu hoạch đương quy. Đào lấy thân và dễ sử dụng.
Đây là một trong những loại thảo dược nổi tiếng nhất trong y học cổ truyền Trung Quốc được sử dụng trong điều trị bệnh phụ nữ trong hàng ngàn năm. Danh tiếng của nó có lẽ chỉ đứng sau nhân sâm(Panax ginseng) và nó được đặc biệt chú ý vì tác dụng thuốc bổ máu đối với phụ nữ. Rễ có mùi thơm cay nồng rất đặc biệt và nó thường được sử dụng trong nấu ăn.
Đương quy (Angelica sinensis) còn được gọi là Angelica Trung Quốc và hầu hết được biết đến với công dụng điều trị các vấn đề của phụ nữ bao gồm thiếu ham muốn tình dục, các triệu chứng mãn kinh, chuột rút và PMS. Vì lý do này, nó còn được gọi là sâm nữ. Nó hỗ trợ trong việc tăng tác dụng của hormone ở cả nam và nữ và được sử dụng rộng rãi như thuốc kích thích tình dục. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của nhân sâm nữ.
Đương quy chắc chắn giúp nam giới và phụ nữ, được sử dụng như thuốc kích thích tình dục. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đương quy trong một số thảo dược có thể làm tăng mức độ ham muốn nam và nữ, cũng như khả năng sinh sản của họ. Thay vì trả hàng ngàn đô la hoặc dành nhiều năm cố gắng thụ thai, chỉ cần thêm đương quy vào chế độ ăn uống của bạn.
Đương quy được gọi là nhân sâm nữ vì tác dụng của nó đối với các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh. Ngoài ra, đương quy giúp nạp lại máu sau kỳ kinh nguyệt để bạn không cảm thấy yếu hay mệt mỏi trong nhiều ngày sau đó. Đối với những phụ nữ đã chọn dùng thuốc tránh thai, sâm nữ thực sự có thể giúp điều chỉnh một cách tự nhiên và làm dịu chu kỳ của bạn.
Do đặc tính tiếp thêm sinh lực và kích thích của nó, đương quy có liên quan đến việc giảm trầm cảm. Có một mối quan hệ giữa việc giải phóng dopamine và serotonin trong cơ thể chúng ta từ các thành phần hoá học của đương quy.
Các hợp chất chống oxy hóa có trong nhân sâm nữ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho làn da trẻ trung và khỏe mạnh về ngoại hình. Đương quy đặc biệt hoạt động như một chất chống viêm và kháng khuẩn cho các tình trạng da như rụng tóc, bệnh vẩy nến và bệnh chàm, làm giảm sự khó chịu và sự xuất hiện của các bệnh ngoài da này một cách nhanh chóng.
Một trong những nơi phổ biến nhất cho độc tố và các chất có khả năng gây hại cơ thể là trong máu. Có thể khó làm sạch máu, nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng và vitamin cao có trong nhân sâm nữ, như axit folic, biotin và vitamin B12 , thực sự có tác dụng làm sạch máu và giảm độc tính trên toàn cơ thể.
Sâm nữ có một khả năng rất độc đáo để điều chỉnh nồng độ estrogen trong cơ thể. Cho dù quá cao hay quá thấp, chiết xuất và bổ sung đương quy có thể giúp hệ thống của bạn hoạt động bình thường trở lại, bảo vệ hiệu quả sức khỏe nữ.
Đương quy có thể giúp sức khỏe tim. Đầu tiên, nó đã được kết nối trực tiếp với hạ huyết áp và nó cũng có thể điều chỉnh nhịp tim bất thường do khả năng chống co thắt của nó. Cuối cùng, đương quy có thể làm giảm sự tích tụ tiểu cầu dư thừa trong động mạch và mạch máu, đây là một trong những nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, đột quỵ và đau tim.