Thứ năm, 31/10/2019 - 02:54 PM
THỨC UỐNG THẢO DƯỢC TỪ THIÊN NHIÊN CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE
Ngày nay, chúng ta có thể thấy ngày càng nhiều người tiêu dùng trên thế giới lựa chọn sử dụng những loại đồ uống có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe. Và hôm nay, Truong Sinh Group sẽ giới thiệu đến các bạn một số loại nước uống từ các thảo dược thông thường, dễ chế biến nhưng bổ dưỡng, sử dụng được cho mọi đối tượng, giá thành lại vô cùng rẻ.
- Nước cam thảo kim ngân rau má
- Nguyên liệu: kim ngân tươi 15g, rau má khô 20g, cam thảo 12g, lá mít tươi 20g, cỏ mực tươi 15g.
- Cách chế biến: Các vị rửa sạch cho vào ấm, đổ nước nấu sôi làm nước uống trong ngày.
- Công dụng: Giải khát, chống nóng, chống ngứa, chống mụn nhọt. Rau má, cỏ mực mát gan, nhuận huyết. Lá mít tươi tăng tân dịch, chống khát, chống ngứa. Cam thảo vị ngọt, tác dụng bổ tỳ và điều hoà các dược liệu. Bài này phù hợp cho những người huyết nhiệt, cơ địa dị ứng hay bị ngứa, viêm da, mụn nhọt…
- Nước cam thảo hoa hòe
- Nguyên liệu: cam thảo, hoa hoè, rau má, nhân trần mỗi vị 200g, hạ liên châu 60g, đậu đen 100g. (dược liệu ở dạng khô).
- Cách chế biến: Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm.
- Liều lượng và cách dùng: Ngày dùng 40-50g, hãm với nước sôi vào bình hoặc vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được, uống dần trong ngày.
- Công dụng: Giải khát chống nóng, nhuận gan mật, an thần nhẹ. Loại nước này thích hợp cho mọi đối tượng, nhất là những người chức năng gan kém, tiền sử bị viêm gan virut, can khí uất kết, các bệnh về túi mật, có vàng da vàng mắt...
- Nước rau má đinh lăng khoai khô
- Nguyên liệu: rau má khô 25g, lá đinh lăng phơi khô 20g, lá đắng phơi khô 20g, cam thảo bắc 20g, khoai lang thái lát phơi khô sao vàng 30g.
- Cách chế biến: Cho các vị vào ấm, đổ nước nấu sôi làm nước uống cho cả gia đình.
- Công dụng: Thanh nhiệt, chống khát. Lá đinh lăng, lá đắng bổ tỳ, tăng tiết, cải thiện tiêu hoá. Rau má mát bổ, nhuận gan, thanh nhiệt lợi phế. Khoai lang khô vị ngọt thơm, bổ ngũ tạng, lợi phế thận, nhuận tràng, là vị có tác dụng chống khát rất tốt. Cam thảo bắc: vị ngọt bổ tỳ vị và điều hoà trung châu, điều hoà các vị trong bài. Bài này phù hợp cho mọi đối tượng, thời tiết hè oi nóng nên dùng.
- Nước hoa vối cam thảo
- Nguyên liệu: 30 g nụ vối hoặc lá vối khô, 10g cam thảo, 1 ấm tích và giỏ ủ ấm, nước sôi
- Cách chế biến: Rửa sạch nụ vối và cam thảo cho hết bụi bẩn. Cho nụ vối vào nồi, với khoảng 1,5 lít nước. Đun nhỏ lửa đến khi sôi thì cho cam thảo vào. Đun sôi thêm 10 phút rồi tắt bếp. Cho nước vào ấm tích, đậy nắp rồi cho vào bao ủ ấm tích để giữ nhiệt và uống cả ngày.
- Công dụng: Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát gan, thích hợp cho tất cả các mùa trong năm. Đặc biệt hơn, lá vối được coi là cứu tinh với những người bị bệnh gout. Tác dụng của lá và nụ vối giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc.
- LeBomine, An Sinh Thảo
- Nước uống từ các loại thảo dược thiên nhiên quả thật rất an toàn và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, trong thời hiện đại, không phải ai cũng có thời gian để chuẩn bị cho bản thân và gia đình những loại nước thơm ngon, bổ dưỡng này. Do đó, người tiêu dùng thông thái thường chuyển qua xu hướng lựa chọn sử dụng nước uống thảo dược đóng chai như: LeBomine, An Sinh Thảo…
- Với nguyên liệu là các loại thảo dược thiên nhiên: Sâm Ngọc Linh, Sâm Mật nhân, đinh lăng, hoa vối, nhân trần, cỏ ngọt, hà thủ ô… được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP.
- Công dụng: giải độc đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng chướng hơi, bị đại tràng, dạ dày trào ngược; giúp giải độc, mát gan, tăng cường sinh lực, an toàn tuyệt đối khi không chứa các chất phụ gia thực phẩm.
- LeBomine và An Sinh Thảo là loại nước uống thảo dược có lợi cho sức khỏe, tiện dụng được nhiều người lựa chọn và tin dùng.
Tags