Bởi lẽ, loài cây này có nhiều ưu điểm hơn nhân sâm về vấn đề nhân giống và sinh trưởng. Đẳng sâm rất dễ trồng thích hợp với khí hậu Việt Nam, thậm chí có thể tự mọc tại một số vùng núi, quả có nhiều hạt và có thể nhân giống bằng hạt hoặc rễ củ. Ngày nay, đẳng sâm còn được đưa vào chính sách nông nghiệp nhằm mục đích kinh tế nên không còn khan hiếm như nhân sâm.
Đẳng sâm (thuộc họ hoa chuông) khác với nhân sâm (thuộc họ nhân sâm) nhưng công dụng bổ khí của hai loại này là như nhau và trong khá nhiều trường hợp, đẳng sâm đã được dùng để thay thế nhân sâm.
Ngày nay, Hồng Đẳng Sâm đã được đưa vào chính sách nông nghiệp nhằm mục đích kinh tế. (Ảnh: Báo KonTum)
Hình dạng của đẳng sâm.Đẳng Sâm là một loại cây thuốc quý, sống lâu năm, thân leo, có tên khoa học là Codonopsis pilosula (Franch) Nannf, thuộc họ hoa chuông (Campanulaceae). Rễ đẳng sâm có hình trụ dài, đường kính có thể đạt 1,5-2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của thân củ, thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng nhỏ về phía đuôi, lúc tươi màu trắng, sau khô thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn. Thân đẳng sâm mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây khác, thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông. Lá mọc cách hình trứng hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, mép nguyên, màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông nhung, mặt dưới màu trắng xám nhẵn hoặc có lông rải rác, dài 3-8cm, rộng 2-4cm.
Hoa đẳng sâm màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nhụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc. Quả bổ đôi, hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra. Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.
Một số công dụng của Đẳng Sâm
Theo Đông y, đẳng sâm vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết, dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng, sa tử cung, sa trực tràng, sa dạ dày ruột... Ngoài ra, rễ của đẳng sâm cũng có thể được sử dụng để làm vị thuốc thay thế rẻ tiền hơn cho nhân sâm.
Trên thực tế, nhiều nhà khoa học đã thử nghiệm tác dụng của đẳng sâm và rút ra được những kết luận sau:
– Đẳng sâm có tác dụng chống mệt mỏi và tăng cường sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường nhiệt độ cao.
– Đối với hệ tiêu hóa, đẳng sâm có tác dụng tăng cường trương lực của hối tràng và cường độ co bóp càng tăng nếu tăng nồng độ thuốc.
– Đối với hệ tim mạch: đẳng sâm làm tăng cường độ co bóp của tim, tăng lượng máu cho não, chân và nội tạng.
– Đối với máu và hệ thống máu: đẳng sâm có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm số lượng bạch cầu, làm tăng nhanh máu đông khô mà không có tác dụng tán huyết.
– Ngoài ra, đẳng sâm còn có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch của cơ thể, có tác dụng kháng viêm, hóa đàm, giảm ho, kháng khuẩn…
Đẳng sâm tiện dụng cho mọi nhà.
Không chỉ giá cả phù hợp mà đẳng sâm còn là vị thuốc rất tiện dụng và ít tác dụng phụ hơn nhân sâm. Đẳng sâm vị ngọt, tính mát nên dễ uống trong khi nhân sâm thì hơi đắng, tính nóng. Mặt khác, trong củ còn có nhiều đường quý tự nhiên mà con người không tổng hợp được. Do đó, uống củ đẳng sâm với mùi thơm và vị ngọt tự nhiên sẽ đem lại cảm giác thanh mát hơn.
Ngày nay, củ đẳng sâm còn được dùng trong ẩm thực mà phổ biến là nấu cháo, xào. Hơn nữa, chúng ta cũng có thể dùng đẳng sâm đun lấy nước uống hàng ngày và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng một tuần để tiện sử dụng.
Nước uống thảo dược Lebomine chiết xuất từ hồng đẳng sâm và các loại thảo dược tự nhiên
Ngoài ra, vị thuốc này được dùng ở nhiều dạng như tươi, khô, viên hoàn, bột… qua nhiều cách như: ăn tươi, pha trà, sắc thuốc, ngâm rượu… ở dạng độc vị hoặc kết hợp các vị thuốc khác.