Thứ ba, 29/03/2022 - 11:52 PM

SÂM NGỌC LINH LOÀI SÂM QUÝ HIẾM BẬC NHẤT THẾ GIỚI

Sâm Ngọc Linh là cái tên từ lâu đã không còn xa lạ với rất nhiều người bởi sự quý hiếm và tác dụng kỳ diệu của nó đối với sức khỏe. Được mệnh danh là loài nhân sâm có hàm lượng SAPONIN cao nhất thế giới, có thời điểm giá Sâm Ngọc Linh lên tới vài chục triệu đồng một kg.

Sâm Ngọc Linh là cái tên từ lâu đã không còn xa lạ với rất nhiều người bởi sự quý hiếm và tác dụng kỳ diệu của nó đối với sức khỏe. Được mệnh danh là loài nhân sâm có hàm lượng SAPONIN cao nhất thế giới, có thời điểm giá Sâm Ngọc Linh lên tới vài chục triệu đồng một kg.

Đặc điểm thực vật


 
Sâm Ngọc Linh là một loài cây thuộc họ Cuồng cuồng (Araliaceae), còn gọi là Sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (K5), hay sâm đốt, trúc tiết nhân sâm. Đây là loài sâm quý, mọc tự nhiên tại đỉnh núi cao Ngọc Linh thuộc huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Sâm Ngọc Linh chủ yếu phân bố ở độ cao từ 1.200m đến 2.100m, dưới những tán rừng già và dọc theo các suối ẩm trên đất giàu mùn.

Đặc điểm nhận dạng

Nhân Sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, sống lâu năm, cây cao từ 40cm đến 100cm, thoạt nhìn trông khá giống nhân sâm triều tiên, nhưng nếu nhìn kỹ sẽ thấy thân rễ có sẹo và các đốt như đốt cây trúc.
  • Sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính thân khá nhỏ, chỉ từ 4 – 8mm.
  • Củ sâm dài, uốn cong ngoằn ngoèo. Sâm càng già tuổi thì củ lại càng nhiều đốt và chia thành những đường vân ngang rất rõ ràng. Mặt bề ngoài có màu xám hoặc nâu.
  • Trên thân của củ sâm có những vết nhăn dọc và mảnh, nhiều sẹo. Mỗi vết sẹo tượng trung cho một năm tuổi, tính từ năm thứ ba. Điều này có nghĩa là càng nhiều sẹo thì củ sâm có tuổi càng cao, hàm lược dược tính càng nhiều.
  • Lá sâm ngọc linh là lá kép có hình chân vịt, mọc theo từng vòng khoảng từ 3 – 5 lá một nhánh con. Cuống lá dài từ 6 – 12mm, gồm 5 lá chét. Lá có hình răng cưa nhỏ và có lông ở cả hai mặt.
  • Sâm Ngọc Linh đến tuổi trưởng thành sẽ ra hoa, hoa có hình tán đơn, mọc từ thân lên. Mỗi tán hoa có từ 60 – 100 bông hoa nhỏ.
  • Qủa sâm Ngọc Linh có màu xanh, khi quả chín sẽ chuyển sang màu đỏ, mỗi quả dài từ 8 đến 10mm, rộng từ 5 – 6mm. Mỗi cây sâm sẽ có từ 10 – 30 quả thành từng chùm màu đỏ rực.

Thành phần hóa học và công dụng:

 
Thành phần hóa học
Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen. Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, cán bộ Viện Dược liệu thì về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh hiện nay (2007) đã phân lập được 52 saponin, trong đó có 50% saponin dammaran Ocotilol, Majonoside-R2, triterpen, Ro, Rb1, Rb2, Rg2, Rg3, Rh1, Rh2,… 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật, các thành phần saponin còn lại chỉ có ở Sâm Ngọc Linh mà các loài sâm khác trên thế giới không có được.

 Sâm Ngọc Linh cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12-15%). Trong lá và cọng của cây đã phân lập được 19 saponin pammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới.
Ngoài ra, trong loài sâm quý hiếm này còn chứa tới 17 amino acid, 20 chất khoáng vi lượng và 0,1% tinh dầu.

Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?

Chống stress, rối loạn lo âu, trầm cảm và suy nhược thần kinh: Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm. Sâm Ngọc Linh có khả năng điều hòa hoạt động của não bộ, kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp hoạt động thể lực và trí lực nhạy bén hơn. Vì vậy, đối với những người thường xuyên phải làm việc trí não căng thẳng thì việc sử dụng Sâm Ngọc Linh sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi, stress, lo âu và suy nhược thần kinh.
Cải thiện tình trạng thiếu máu: Một trong những tác dụng của Sâm Ngọc Linh đó là giúp phục hồi và tăng số lượng hồng cầu, tiểu cầu; điều trị bệnh thiếu máu, suy tiểu cầu hiệu quả.
Tăng cường miễn dịch: Các saponin và acid amin, axit béo, các khoáng chất, nguyên tố vi lượng trong Sâm Ngọc Linh đều là những hoạt chất cần thiết giúp cơ thể khỏe khoắn, tăng cân hiệu quả. Loại sâm này còn giúp điều hòa hệ tiêu hóa, giúp người bệnh ăn ngon miệng, ngủ đủ giấc, tăng sức đề kháng hiệu quả.
Phòng chống ung thư: Một số nghiên cứu tiến hành trên in vitro và in vivo về đặc tính hỗ trợ chống ung thư của saponin đã công bố rằng nhân sâm có khả năng ức chế sự phát triển của các loại khối u khác nhau. Có được tác dụng này là vì saponin trong sâm có tác dụng gây độc trực tiếp với tế bào ung thư, tăng cường miễn dịch và điều hòa sự sinh trưởng của các tế bào trong cơ thể.
Giảm mỡ máu: Ở một số thí nghiệm trên động vật và người, saponin có trong Sâm Ngọc Linh đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol có trong huyết tương ở chuột, thỏ và khỉ. Ở thỏ, chế độ ăn có chứa 1.0 – 1.2% saponin cho thấy làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương và gan. Hơn thế nữa, nhiều nhà khoa học cũng kết luận rằng với nồng độ cao của saponin có tác dụng ức chế sự hấp thu cholesterol cho cơ thể. Bên cạnh đó, một số saponin còn tương tác trực tiếp với cholesterol để tạo thành phức hợp cholesterol – saponin, từ đó ức chế sự hấp thụ cholesterol từ ruột non.
Bảo vệ gan: Acid ursolic và oleanolic – 2 chất thuộc nhóm saponin có tác dụng bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây tổn thương gan. Cơ chế bảo vệ gan của saponin có thể là do ức chế sự hoạt hóa chất gây độc cho gan và tăng cường chức năng bảo vệ cơ thể.
Tăng huyết áp ở người bị huyết áp thấp: Những người có huyết áp thấp thường gặp các hiện tượng như xây xẩm, chóng mặt, choáng váng khi đứng lên ngồi xuống, dễ bị say tàu xe. Sử dụng Sâm Ngọc Linh đều đặn sẽ giúp tăng huyết áp ở những đối tượng này.
Cải thiện khả năng tình dục: Các thành phần trong Ngọc Linh Sâm có tác dụng tốt đối với các hiện tượng suy giảm khả năng tình dục ở cả nam và nữ giới. Hoạt chất saponin của Sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng cường testosterone cho nam giới, giảm rối loạn cương dương, chống suy nhược sinh dục, tăng cảm giác hưng phấn, từ đó cải thiện chất lượng đời sống tình dục. Không chỉ giúp tăng cường sinh lý, sâm ngọc linh còn giúp cải thiện chất lượng tinh trùng hiệu quả.
Đối với những người bị tiểu đường hoặc đang phải điều trị bằng kháng sinh, sâm hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu khoa học và ứng dụng

 
Hiếm thấy có một loài cây nào mà nhận được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học nhiều như Sâm Ngọc Linh. Từ năm 1973 đến nay, đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, và gần 50 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ từ các công trình nghiên cứu về loài cây quý hiếm này.
Các công trình nghiên cứu về Sâm Ngọc Linh có thể kể đến như sau:
  • 1973: Nguyễn thới Nhâm, Nguyễn văn Bàn (Viện Dược Liệu) Sơ bộ phân tích trên SKLM so sánh Sâm VN với Hồng sâm Triêu tiên và Sâm tam thất.
  • 1976: Nguyễn thới Nhâm, Lutomski, J.( Viện cây thuốc Poznan-Balan) Phân lập 13 hợp chất saponin đặt tên K5VN Panaxosid 1-13 tương tự như saponosid có trong Sâm triều tiên.
  • 1978-81: Nguyễn thới Nhâm và các cộng sự (Đơn vị nghiên cứu chuyên  đề SK5). Nghiên cứu thành phần hóa học cơ bản và hợp chất saponinSVN: xác định các  acid béo, acid amin, các yếu tố vi đa lượng v.v... Phân lập được các saponin G.Rb1,G.Rg1 và M.R2.
  • 1987: Nguyễn thới Nhâm, Trần công Luận, Lutomski,J. (Viện cây thuốc Poznan- Balan). Phân lập và xác định cấu trúc 5 hợp cất saponin ( M.R2, PG.RT4, G.Rg1,G.Rd.G.Rb1).
  • 1987-90: Nguyễn thới Nhâm và cộng sự (Trung tâm Sâm VN). Nghiên cứu  thành phần hoá học trong callus SVN nuôi cấy mô. Phân lập được 5 saponin và xác định được cấu trúc của PG-F11 và VG-R1. Các thành phần khác như acid béo, acid amin, b- sitosterol, daucosterin và các yếu tố vi đa lượng cũng được xác định.
  • 1987-90: Trần công Luận, Lutomski,J.(Viện cây thuốc Poznan-Ba lan) Phân lập và xác định cấu trúc 7 polyacetylen trong sâm VN.
  • 1990: Nguyễn minh Đức, Yamasaki K. (Viện nghiên cứu khoa học Dược, Trường đại học Y Hiroshima - Nhật). Phân lập và xác định cấu trúc 49 saponin trong SVN, phát hiện 24 saponin mới, đặt tên VG.R1-R24.
  • 1999-2001: Võ duy Huấn, Yamasaki,K. ( Viện nghiên cứu khoa học Dược, Trường đại học Y Hiroshima – Nhật ). Phân lập và xác định cấu trúc 19 saponin trong lá SVN, phát hiện 8 saponin mới đặt tên VG.L1-L8.
  • 1999-2001: Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. HCM và Sở Y tế Quảng Nam. Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu: phần thân rễ và rễ củ (đã đưa vào Dược điển Việt nam tập 3) và phần lá(dự thảo).
  • 2001-2002: Trần lê Quan, Kadota,S.( Viện nghiên cứu Y học phương đông, Trường đại học Y Dược Toyama, Nhật bản.) . Phát hiên thêm 3 saponin và 1 genin trong SVN, 2 saponin mới là 20-O-Me-G.Rh1 và VG-R25.

Giới thiệu sản phẩm

Từ những củ Sâm Ngọc Linh nhiều năm tuổi mọc tự nhiên ở độ cao trên 2000m tại đỉnh núi Ngọc Linh (Kon Tum), Trường Sinh Group đã nghiên cứu và điều chế thành công các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ loài sâm quý hiếm này trên dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP. Các sản phẩm bao gồm:
  • Nước uống Sâm Ngọc Linh
  • Dịch chiết Sâm Ngọc Linh
  • Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong
Cách thức đặt hàng:
Để thuận tiện cho quá trình đặt hàng cũng như được tư vấn và hỗ trợ tận tình về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ với Trường Sinh Group qua các kênh như sau:
Hotline: 0888 240 888
Fanpage chính thức của Trường Sinh Group:
Sức khỏe cho mọi nhà
Nước uống thảo dược Trường Sinh

Tags

Câu hỏi của bạn